Giới thiệu trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 06/01/1959. Trong suốt quá trình hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phát triển, đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như phát triển của đất nước và Thủ đô.

Đến nay, trường đã đào tạo, bồi dưỡng cho ngành giáo dục Thủ đô một đội ngũ giáo viên có phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ giỏi với số lượng trên 30.000 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (chiếm hơn 90% giáo viên 2 cấp học của Hà Nội). Bên cạnh đó, trường còn tham gia đào tạo giáo viên cho các tỉnh Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng........

Thành tích tiêu biểu:

Thành tích trường cao đẳng Sư Phạm Hà Nội
Thành tích trường cao đẳng Sư Phạm Hà Nội
- Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng ngày càng hoàn thiện như phòng học, phòng thực hành, thư viện, trang thiết bị học tập.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được triển khai mạnh mẽ.

- Trường đang nghiên cứu nhiều đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, cấp thành phố. Hiện tại nhà trường đang xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở cho Thủ đô Hà Nội.

- Huân chương độc lập hạng Nhất (2008)

- Huân chương độc lập hạng Nhì (2003)

- Huân chương độc lập hạng Ba (1998)

- Huân chương Lao động hạng Nhất.

- Huân chương Lao động hạng Nhì: Hai huân chương.

- Huân chương Lao động hạng Ba: Ba huân chương.

- Hai lần được chính phủ tặng cờ thưởng luân lưu.

- Nhiều lần được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng cờ thưởng, bằng khen.

SỨ MẠNG

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là một trong những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở, giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non có chất lượng cao của Thủ đô; là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp giáo dục và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

TẦM NHÌN


Ảnh Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội
Hình ảnh Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội

Xây dựng trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở, giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non có chất lượng cao. Phát triển Nhà trường trở thành trường đại học đa ngành, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô Hà Nội".

BAN GIÁM HIỆU

Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Tuấn-TS Toán/Giảng viên chính

Phó Hiệu trưởng: Vũ Ngọc Phương-ThS Ngữ văn

Phó Hiệu trưởng: Bùi Văn Quân - PGS, TS Giáo dục học

LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 98, phố Dương Quảng Hàm - Cầu Giấy - Hà Nội.

Điện thoại: 04.3.8330708

Fax: 04.3.8335426
Read more…

Giới thiệu về trường đại học Thành Tây

Sứ mạng

Sứ mạng của Đại học Thành Tây Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam.

Chiến lược phát triển

Xây dựng trường Đại học Thành Tây  Hà Nội thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ đứng Top đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Thành Tây là cơ sở giáo dục do các nhà giáo, nhà khoa học và những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo cùng góp vốn xây dựng. Sau nhiều năm chuẩn bị ngày 10 tháng 10 năm 2007 trường đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập theo Quyết định số 1368/QĐ-TTg.


Lịch sử phát triển đại học Thành Tây
Lễ khởi công xây dựng Trường Đại học Thành Tây (Giai đoạn I)

Lịch sử phát triển đại học Thành Tây -2
Khuôn viên trường khang trang sau khi xây dựng

Lịch sử phát triển đại học Thành Tây -3

Lịch sử phát triển đại học Thành Tây -4
Quy hoạch tổng thể Trường Đại học Thành Tây Giai đoạn II

Sơ đồ tổ chức


Sơ đồ tổ chức đại học Thành Tây

Bán giám khảo nhà trường

Hiệu trưởng:

NGƯT.GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển
Điện thoại: 0903.289.521
Email: khiennh@thanhtay.edu.vn

Phó hiệu trưởng:

TS. Nguyễn Thị Hương
Điện thoại: 0913.210.744

TS. Nguyễn Đình Tư
Điện thoại: 0913.297.038
Email: tund@thanhtay.edu.vn


Read more…

Giới thiệu về trường Đại học Đại Nam

Nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, Trường Đại học Đại Nam được thành lập theo Quyết định số 1535QĐ -TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng chính phủ. Trường Đại học Đại Nam là một cơ sở Giáo dục Đại học nằm trong hệ thống Giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Ngay từ ngày thành lập, Trường Đại Nam đã đề ra mục tiêu trở thành một trong những Trường hàng đầu trong nước và quốc tế về “Chất lượng, uy tín, đổi mới và phục vụ”.

Giới thiệu về trường Đại học Đại Nam
Trường đại học đại nam

Trường Đại học Đại Nam là một Trường Đại học ngoài công lập, các thành viên Hội đồng Quản trị của Nhà trường nguyên là các nhà giáo của các Trường Đại học và các chủ doanh nghiệp trong nước. Đứng đầu là Chủ tịch HĐQT - Tiến sỹ Lê Đắc Sơn - nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà nội, đã gần 10 năm làm Tổng giám đốc một Ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam. Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế; kỹ thuật - công nghệ; khoa học xã hội - nhân văn và ngoại ngữ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ngày đầu thành lập (2007) Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu 400 sinh viên hệ Đại học - Cao đẳng chính quy. Chỉ sau 2 năm thành lập, năm 2010 quy mô đào tạo của Nhà trường là 3000 sinh viên, đến năm 2011 là 4000 sinh viên, năm 2012 gần 5000 sinh viên, năm học 2013-2014 trường đã có gần 6000 sinh viên Đại học- Cao đẳng chính quy với các ngành đào tạo: Tài chính - ngân hàng; Kế toán- Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật công trình xây dựng; Quan hệ công chúng- truyền thông; Tiếng Anh, Kiến trúc và Dược học . Trường đã xây dựng “Trung tâm tư vấn kế toán, kiểm toán”, thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành như: Câu lạc bộ Kế toán – Kiểm toán, Câu lạc bộ Ngoại ngữ, Câu lạc bộ Khởi nghiệp… nhằm tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trong ghế Nhà trường. Phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn liền với thực tế” đã được nhà trường phát huy và đạt kết quả tốt.

Năm 2011 Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học và Trung cấp lên Đại học các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin và hệ vừa làm vừa học đối với các ngành Nhà trường đã được phép đào tạo. Từ 200 sinh viên Khóa đầu tiên, sau 7 năm xây dựng và phát triển đến nay Đại học Đại Nam đã có trên 6000 sinh viên với 7 Khóa đào tạo với 3 bậc học: Cao học, Đại học và Cao đẳng. Các cán bộ, giảng viên của Trường đều là những Giáo sư, Tiến sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.  Hiện tại, Đại học Đại Nam có trên 200 giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và thạc sỹ nhiều người được đào tạo từ các nước  như Mỹ, Anh, Australia, Singapore….

Ngoài ra, trường thường xuyên mời các chuyên gia, các tổng giám đốc và giám đốc của các tập đoàn, công ty lớn đến đàm thoại và giảng dạy trực tiếp cho sinh viên.  Trường cũng không ngừng mạnh dạn đưa đội ngũ giảng viên trẻ đến làm việc tại các doanh nghiệp để có thêm kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy…

Đến nay, Trường đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường, Khóa 1: 200 cử nhân, Khóa 2: 800 cử nhân, Khóa 3: 1.300 Cử nhân các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin, Tiếng Anh, Tiếng Trung. Hầu hết các sinh viên ra trường đã có việc làm.

Năm 2013, Trường đã đi vào đào tạo Thạc sỹ Ngành Tài chính Ngân hàng

Hoạt động nghiên cứu Khoa học - Công nghệ  được xem là một trong những nhiệm vụ chính của Nhà trường. Hàng năm Trường đều tổ chức các Hội nghị khoa học sinh viên, giảng viên. Năm 2011, Trường đã tổ chức 2 Hội thảo khoa học: “Sinh viên Đại học Đại Nam với chuẩn tiếng Anh TOEIC”, “Sinh viên Đại Nam với văn hóa giao thông”. Năm 2012, Trường tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn hiện nay”.

Về hợp tác quốc tế, Trường đang thực hiện chương trình chuyển đổi tín chỉ 2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại nước ngoài với các Trường đại học Saxion (Hà Lan), Đại học Charles Sturt (Australia) và Đại học Worcester (Anh); Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép liên kết đào tạo với Trường Stamford Raffles (Singagore). Trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên đoàn kết, nâng  cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Trong thời đại công nghiệp hiên nay, Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm là hai điều cần thiết giúp cho sinh viên có cơ hội việc làm tốt hơn. Chính vì thế Đại Nam đã đưa 10 Kỹ năng mềm vào đào tạo chính khóa. Sinh viên Đại Nam được học Tiếng Anh theo chuẩn TOEIC đảm bảo chuẩn đầu ra từ 450-600 (nói thông viết thạo). Đại Nam là trường đầu tiên đưa môn học “Học tư duy làm giàu và thành công trong sự nghiệp” vào đào tạo. Vì vậy, Sinh viên Đại Nam ra trường sẽ có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm… Với trình độ này, các cử nhân Đại Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng mà còn đủ điều kiện để tiếp tục học Thạc sỹ ở trong và ngoài nước.

Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho thể hệ tương lai Hội đồng quản trị nhà trường đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật vô cùng hiện đại: Hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính được trang bị hiện đại đáp ứng tốt nhất nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên.

Với sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đại Nam đã và đang từng bước hoàn thiện để ngày càng có chỗ đứng trong nền giáo dục nước nhà; bám sát và thực hiện tốt mục tiêu: Chất lượng đào tạo đi đối với đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cấp độ và lĩnh vực đào tạo; phấn đấu xây dựng Nhà trường trở thành một trong những trường Đại học tư thục hàng đầu ở Việt Nam.

TẦM NHÌN - 2020

Đến năm 2020, Trường Đại học Đại Nam đứng trong nhóm 20 của các Trường Đại học Việt Nam được xã hội tín nhiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là Trường Đại học đào tạo đa ngành, đa cấp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước.

SỨ MỆNH

Đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế; kỹ thuật - công nghệ; khoa học xã hội - nhân văn và ngoại ngữ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG - 2015

Trường Đại học Đại Nam đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành sau:

· Tài chính- Ngân hàng,
· Kế toán- Kiểm toán,
· Quản trị kinh doanh,
· Công nghệ thông tin,
· Quan hệ công chúng- truyền thông,
· Kỹ thuật công trình xây dựng,
· Ngoại ngữ.
· Kiến trúc
· Dược học

Trường hoạt động với phương châm ”Đào tạo gắn liền với thực tiễn”, nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo để sinh viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng cao, có uy tín làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và đủ khả năng hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể trong phát triển của Trường tới năm 2015 bao gồm:

1. Xây dựng và phát triển Đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú trọng phát triển cán bộ giảng viên trẻ, chuyên nghiệp hóa và xây dựng Đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên toàn Trường có học vị và học hàm đáp ứng các tiêu chuẩn và qui mô của từng ngành của một Trường Đại học tiên tiến theo chuẩn của Bộ GD&ĐT qui định.

2. Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ (năm học 2012-2013). Xây dựng  các khung chương trình đào tạo Đại học và Thạc sỹ theo tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế, tăng cường liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các Trường Đại học trong và ngoài nước.

3. Xây dựng môi trường Đại học hiện đại thông qua mô hình học điện tử (E-learning) và các ứng dụng phục vụ tin học hóa giáo dục.

4. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Thạc sỹ các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán- Kiểm toán đáp ứng nhu cầu xã hội.

5. Nâng cao và đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ quốc tế cho sinh viên toàn Trường thông qua việc triển khai đào tạo Tiếng Anh TOEIC và Anh ngữ hóa các chương trình giảng dạy và học tập.

6. Đào tạo và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.

7. Đào tạo gắn liền với thực tiễn thông qua các mô hình thực hành, các trung tâm tư vấn trong Trường và các chương trình liên kết với các doanh nghiệp nhằm  tạo ra những sinh viên khi tốt nghiệp thích ứng ngay với yêu cầu của công việc ở trong mọi môi trường, tiếp cận được với các mục tiêu nghề nghiệp, có thể làm việc trong một thế giới mới đầy năng động và thay đổi nhanh.

8. Hợp tác quốc tế trao đổi sinh viên và chương trình đào tạo, được quốc tế công nhận bằng tốt nghiệp cử nhân để phát triển cá nhân ở các Trường Đại học nước ngoài.

KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG

“HỌC ĐỂ THAY ĐỔI”
Read more…